Nhà phải vượng khí : Môi trường khí là một tiêu chí quan trọng bậc nhất của một ngôi nhà, vì nó là sự kết hợp hài hòa của Thiên Địa Nhân. Đối với mỗi ngôi nhà, Thiên là trời, là hướng nhà, hướng bàn thờ, hướng lò bếp. Địa là đất, là địa thế ngôi nhà và môi trường tự nhiên xung quanh nhà. Còn Nhân là chủ nhà và những người sống làm việc trong ngôi nhà. Ba yếu tố này đồng nhất với nhau thì ta đạt được Thiên Địa Nhân hợp nhất. Đó là một ngôi nhà lý tưởng. Phong thủy học giúp ta giải quyết vấn đề này cho ngôi nhà. Thuyết về khí trong phong thủy học gồm có thuyết Nạp khí và thuyết Sắc khí. Một khi khí vào nhà được lấy từ hướng sinh thì sẽ được khí lành, gọi là cát khí. Nhà ở mà được vượng khí thiên và khí địa thì chắc chắn là phú quý. Cát khí là khí có màu sắc trong sáng, rạng rỡ, ấm áp. Hung khí là khí có màu sắc ảm đạm, mờ nhạt, lạnh lẽo. Trong nhà mà có nhiều cát khí thì chắc chắn người sống trong đó sẽ khỏe mạnh, ăn nên làm ra. Ngược lại nhà có nhiều ám khí thì chắc chắn sức khỏe sa sút, làm ăn lụn bại. Khí tuy không nhìn thấy và không sờ thấy nhưng có thể cảm nhận được. Vào nhà, không có người mà vẫn thấy ấm ấy là nhà đấy có khí tốt. Cần hiểu rằng khí luôn bao gồm Sinh khí và Tà khí, chỉ có sinh khí mới cần cho sự sống con người. Tuy nhiên tà khí luôn tồn tại cùng sinh khí như là hai mặt đối lập của sự vật. Thực tế thấy rằng chúng ta chỉ chăm chỉ bồi bổ và rèn luyện cơ bắp bằng thể dục thể thao mà ít khi coi trọng việc bồi bổ hệ thần kinh bằng Khí. Vậy đặt ra vấn đề là làm sao để nhà luôn được vượng khí, đưa được khí tốt vào nhà. Sinh khí và tà khí là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một thể khí, nên ta không thể loại bỏ một mặt nào, mà chỉ có thể điều chỉnh giữa chúng mà thôi. Hướng điều chỉnh phải là tăng Sinh khí, giảm tà khí vào nhà. Nhà phải cân bằng âm dương khí : Khí bao gồm Dương khí và âm khí. Đặc điểm của dương khí là khô, nóng, có tính “cứng”. Đặc điểm của âm khí là ẩm, lạnh, có tính “mềm”. Trong một ngôi nhà thì phần trước nhà thường mang khí Dương, phần sau nhà mang khí Âm. Trong một ngôi nhà thì Âm khí và Dương khí luôn phải hài hòa. Nhà nhiều Dương khí quá thì cuộc sống luôn cảm thấy bức bách, khó chịu, người trong nhà dễ xung khắc với nhau, hay bệnh tật và cáu kỉnh. Với khí hậu nước ta thì nhà dùng nhiều cửa kính quá sẽ gặp trường hợp này. Ngược lại nhà nhiều âm khí quá thì cuộc sống ảm đạm, dễ ốm đau, bệnh tật. Nhà quá thấp và thiếu ánh sáng thường gặp tình trạng này. Điều đó đặt ra phải làm thế nào cho bầu không khí trong nhà hài hòa, sáng sủa, thoáng, không khí mát mẻ, dễ chịu. Bài sau : Hướng nhà nên hợp với mệnh chủ nhà.
[…] Bài trước : Yêu cầu một ngôi nhà theo phong thủy học […]
Điều chỉnh trường khí vào nhà bằng phương pháp tách khí và chẻ khí | Chăn đệm phong thủy July 16, 2016
[…] Phương pháp điều chỉnh này nhằm biến một dòng khí vốn lao mạnh vào cửa nhà (trực vô tình) thành một số dòng khí mảnh và mềm mại hơn, đi uốn lượn (khúc hữu tình) để tránh gây sốc cho người trong nhà. Dòng khí này thường được dẫn đi theo hình chữ S hoặc hình chữ Z, hoặc hình số 8 (hai chữ S lồng vào nhau). Ta gọi phương pháp này là chẻ khí. Đồng thời với việc chẻ khí thì cũng tách bớt tà khí để nhận được nhiều sinh khí vào nhà. Có thể dùng án sơn, hệ rèm hạt hoặc dùng các chi tiết kết cấu nhà để chẻ khí và tách khí. (Xem thêm về Sinh khí và tà khí tại đây) […]
2 comments