Tại sao 5 yếu tố: lửa, nước, Khí, đất, và gỗ lại hữu sinh? Giải thích vấn đề này có lẽ phải đi với thuyết ngũ hành. Thuyết Ngũ hành quan niệm thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố vật chất cơ bản. Đó là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. – Kim: biểu thị tính ánh kim, có tính cứng, thanh tĩnh màu trắng sáng. – Mộc: biểu thị tính chất các loại hình cây cối, có tính sinh sôi, vươn lên, màu xanh. – Thủy: biểu thị tính nước, hơi lạnh, có tính hàn, hướng xuống, màu đen. – Hỏa: biểu thị tính của lửa, khí nóng, có tính nhiệt, hướng lên, màu đỏ. – Thổ: biểu thị tính chất của đất, có tính tàng trữ, trưởng thành, hóa dục, màu vàng. Sự vận động, tác dụng lẫn nhau của 5 loại vật chất cơ bản này đã tạo nên sự tiến hóa phát triển của vạn vật trong vũ trụ. Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) có quan hệ tương sinh tương khắc. Tương sinh nghĩa là trợ giúp, ủng hộ, bồi bổ nhau. Tương khắc là ngăn cản, khống chế, làm hại nhau. Ngũ hành tương sinh gồm có: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Ngũ hành tương khắc gồm có: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim Sinh – Khắc là 2 mặt không thể tách rời của sự vật. Nó duy trì và thúc đẩy vạn vật không ngừng vận động và phát triển.
Các vật chất cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nêu trên không phải là các vật thể cụ thể. Kim không phải là kim loại vật liệu; Mộc không phải là gỗ đồ mộc; Thủy không phải là nước H2o; Hỏa không phải là lửa đun nấu; Thổ không phải là đất canh tác. Vì vậy không thể dịch sang tiếng Anh Kim là kim loại (metal), Mộc là gỗ (wood), Thủy là nước (water), Hỏa là lửa (fire), Thổ là đất (earth) được. Trong chữ Trung Quốc từ Kim (áằ) Mộc (ỹfv), Thủy (TK). Hỏa ()kl), Thổ (zh), đọc phiên âm theo chữ La-tinh tương ứng là: Jin, Mu, Shui, Huo, Tu, đọc phiên âm ra tiếng Việt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là những danh từ riêng, phải viết hoa. Thế nghĩa là các từ này chỉ có thể đọc phiên âm, không dịch ra môt vật cụ thể được. Không thể dịch ra tiếng nước ngoài như thể Kim (là Kim loại, metal), Mộc (gỗ, wood), Thủy (nước, water)… Dịch như vậy là dịch rất thô, dưới con mắt cõi trần, mà không thấy tính hữu sinh của Ngũ hành theo cách nhìn từ các cõi giới khác. Ngũ hành tương ứng với 5 yếu tố hữu sinh nêu trên, nên ta có thể phát biểu về ngũ hành như sau: – Kim = Khí hữu sinh, khác không khí hoặc gió; – Mộc = gỗ hữu sinh, khác gỗ đồ mộc; – Thủy = nước hữu sinh, khác nước tự nhiên H20; – Hỏa = lửa hữu sinh, khác lửa đun nấu; – Thổ = đất hữu sinh, khác đất trồng trọt. Chú ý : Để hiểu Ngũ hành, ta cần phải nhìn 5 yếu tố Ngũ hành vượt khỏi không gian 3 chiều hạn hẹp của cõi trần. Kim sinh Thủy để Thủy sinh Mộc để Mộc sinh Hỏa để Hỏa sinh Thổ để Thổ sinh trở lại Kim. Đó là quá trình bồi bổ cho nhau, mà không ai mất, chỉ có sinh sôi mà không bị diệt. Tuy nhiên nếu cứ sinh cho nhau hoài thì đến giới hạn nào đó sinh này trở nên quá mức. Vì vậy phải có khắc chế bớt. Cho nên mới có khắc từng đôi một (Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim) để cái sinh không bị thái quá. Tại sao lại không khắc liên hoàn mà chỉ có sinh liên hoàn? Nếu khắc liên hoàn như sinh thì vũ trụ sẽ bị diệt. Cho nên sinh thì liên hoàn, khắc chỉ từng đôi một, như vậy vũ trụ sẽ phát triển trong thế cân bằng mà không bị thái quá. Cái hay của thuyết Ngũ hành là ở chỗ này. Ta thấy: Kim sinh Thủy làm cho Thủy vượng. Thủy vượng sinh cho Mộc làm Mộc tướng (tức là trên cả vượng). Thế là Mộc bị thái quá. Đen đây có Kim khắc bớt Mộc làm cho Mộc trở về vượng mà không bị tướng nữa. Mộc vượng sinh Hỏa làm cho Hỏa tướng, là trên vượng. Hỏa liền gặp Thủy vượng khắc để bớt thái quá, thành chỉ còn ở mức vượng mà thôi. Rồi Hỏa vượng sinh Thổ làm Thổ tướng, thái quá, lại có Mộc vượng khắc Thổ để bớt thái quá, thành chỉ có mức vượng mà thôi. Rồi Thổ vượng sinh Kim làm cho Kim tướng là thái quá. Kim tướng lại có Hỏa vượng khắc nên hết tướng thành vượng. Rồi Kim vượng sinh Thủy đế Thủy tướng, thái quá. Lại có Thổ khắc Thủy để giữ ở mức chỉ còn vượng. Rõ ràng vòng tương sinh, tương khắc của ngũ hành ở hình trên cho ta Ngũ hành luôn vượng, nhưng không thái quá (không bị đến mức tướng, dẫn đến có thể bị phá vỡ). Đó là cái hay của quan hệ sinh khắc của Ngũ hành. Vì sao phải tránh thái quá?
Vì cái gì thái quá cũng hỏng. Cụ thể: – Ăn nhiều quá khó tiêu; – Uống bia nhiều quá to bụng; – Làm việc nhiều quá mất sức; – Chơi nhiều quá hỏng người; – Dùng chất tăng trưởng nhiều quá gây tác hại; – Nhà giàu cho con nhiều tiền quá làm hỏng con; – Phê phán quá mức thì sinh mâu thuẫn; – Phản ứng hạt nhân vào tay bọn khủng bố thì nguy hiểm… Cho nên ta cần phải có giải pháp cân bằng trở lại: – Ăn cần vừa phải; – Uống bia phải có giới hạn; – Làm việc phải vừa sức; – Chơi phải vừa đủ củng cố sức khỏe; – Dùng chất tăng trưởng đủ liều để có giá trị sử dụng; – Nhà giàu chỉ cho con đủ để tự lập; – Phê phán vừa phải để dễ tiếp thu; – Phản ứng hạt nhân phải được sử dụng trong khuôn khổ hạn chế cần thiết … Vũ trụ phải phát triển cân bằng là vậy. Ta phải tuân theo quy luật này. Quan hệ Ngũ hành có sinh, có khắc là luôn giữ cho vạn vật phát triển cân bằng và không bị thái quá.