Việc trừ tà và chế sát thường đi liền với nhau, một Phù trừ được tà thì thường cũng chế được sát. Trừ tà nghĩa là trừ được những tai ương, cái ác đến nhà. Chế sát nghĩa là hạn chế được xung sát Khí đến nhà. Để trừ tà chế sát có thể dùng các Phù sau đây :
1) Tượng sư tử, tượng hổ.
2) Tượng rồng : Rồng có hình uốn khúc, có tác dụng thanh lọc Khí. Tượng rồng đặt đối với tượng Bạch hố sẽ trừ được tà Bạch hổ, họp thành cặp tả Thanh long hữu Bạch hố có tác dụng thu Khí. Tượng rồng để bàn làm việc có thể cầu tài lại tránh được tiểu nhân đố kỵ
3) Tượng rùa: Có thể đặt rùa đá hay rùa đồng (hình 7.23). Rùa là loài biết chịu đựng, gặp nguy thì thu mình vào mai mà không xung sát. Vì vậy đối với những nhà gặp xung sát mạnh (như bị thiên trảm sát, hay bị đao đình chiếu vào cửa chính chẳng hạn) có khi dùng rùa hơn là dùng sư tử, vì rùa hóa sát chứ không đấu chọi. Có thể treo một mai rùa đối diện với góc nhọn xung xạ cũng chế sát tốt. Rùa đầu rồng còn có tác dụng vượng tài, tránh đố kỵ, công việc trôi chảy, được người giúp đờ (rùa chịu đựng, rồng trừ tiểu nhân).
4) Bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương : xem phần 1
5) Án Hoàng Khứ Tà : xem phần 1
6) Quả Hồ Lô: (còn gọi là quả Bầu tiên) có nhiều chất liệu khác nhau: có thể bằng đồng, sứ, hoặc quả cây bầu khô tự nhiên. Hô lô có hình cái nậm rượu, do 2 hình chữ S chập lại. Đó chính là hình ảnh vũ trụ vận hành theo quỹ tích hình chữ S. Trong kỹ thuật hiện đại người ta thấy quả Hồ lô khó xuyên thấu tia Viba. Khi ngâm rượu trong bình hình quả hồ lô người ta thây rượu chóng ngấu hơn ngâm trong các bình khác. Quả Hồ lô có thể thu các tia chiếu từ nóc nhà, cột thu lôi… là những tia sát. Trên thị trường người ta đã chế ra nhiều loại quả Hồ lô với các hình dáng và chất liệu khác nhau (hình 7.24), kể cả có bán những quả bầu khô tự nhiên hình nậm rượu (gọi là quả Bầu tiên).
7) Chuông gió: có rất nhiều loại hình phong phú bán ở thị trường, có thế bằng đồng hoặc tre trúc (hình 7.25). Chuông gió kim loại tốt hơn tre trúc vì có Kim sinh Thủy (tiền tài). Nhà có cửa trực đối ngõ, cửa bị gió lùa, cửa trông ra hành lang … có thế treo chuông gió ở cửa nhà để tránh sát Khí .
8) Phù tranh vẽ hoặc giấy vẽ: Có rẩt nhiều Phù loại này dùng để chế sát trừ tà, chủng loại phong phú, công hiệu cũng rất khác nhau. Có loại Phù thanh lọc Khí, Phù an toàn giao thông, Phù cầu bình an v.v… không thể kể hết ở đây. Các Phù này do người vẽ hoặc viết Phù định cho Phù công năng chế cái gì. Công năng và độ bền hoạt động của Phù phụ thuộc vào công lực cua người làm Phù. Người vẽ Phù có thể là các bậc Thánh nhân, các vị Cao tăng, Thiền sư, hoặc những người trần có khai mở một số quyền năng đặc biệt của con người. Những người này tùy theo mức độ đã tiếp cận được với tầng không gian tâm thức (tầng không gian vi tế) và học được ở đây nhũng công nghệ có trình độ cao mà loài người hiện chưa đạt tới. Đây là một thực tế khách quan, không phải là duy tâm thần bí gì cả. Có điều loài người chưa nhận thức được nó và chỉ công nhận nó mà thôi. Loài người có lẽ còn phải cần một tương lai rất xa nữa mới có thể giải thích được cơ chế làm việc của các Phù này. Các Phù này thường treo hoặc dán trên tường, cửa nhà. Phù này không gây hại, nếu nó không chế được sát thì cũng không gây hại gì cả. Khi không dùng Phù nữa thì đốt đi, không vứt bỏ vào thùng rác.
9) Dùng gưomg: Tác dụng hoạt động của các loại gương đã được trình bày ở bài Điều chỉnh khí vào nhà bằng hệ gương. Mỗi gương có một công dụng nhất định, cần phải dùng đúng mới có tác dụng tốt.
II. Phù Cầu tài
Có rất nhiều loại Phù cầu tài. Mỗi người chúng ta cũng chỉ nên tìm hiếu một số cái chính để ứng dụng. Trong nhà chỉ nên đặt một thứ, không nên quá nhiều sẽ trở thành tham vọng. Dưới đây xin giới thiệu một số loại chính:
1) Tỳ hưu:
Tỳ hưu được người xưa coi là con vật thu tài và giữ tài cho gia chủ. Tương truyền từ thời vua Minh Thái Tổ ớ Trung Quôc trong lúc ngân khố cạn kiệt đã mơ thấy có con vật đầu lân mình to, chân to, có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng sáng rồi mang vào trong cung vua . Các thầy phong thủy cho rằng khu vực xuất hiện con vật ấy chính là cung tài và đất ấy là đất linh. Như vậy báo ứng việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Vua Minh Thái Tổ bèn cho xây một cổng thành Tài môn to ngay tại nơi mình mơ thấy. Đồng thời cho tạc một tượng con vật trong mơ bằng ngọc phỉ thúy đặt trên trên lầu cao của Tài môn. Con linh vật ấy có mặt con lân, có một sừng và có râu, cánh, mình to, mông to, đuôi dài. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng; đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ãn vào không bị thoát đi đâu. Nói cách khác, vàng bạc chỉ có vào mà không có ra (Thực ra nó có bài tiết một chút qua hệ da). Nhờ có con linh vật, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, nhà vua mở rộng biên giới, trở thành một nước giàu có. Đời sau có khi gọi là Kỳ hươu, có khi gọi là Tỳ hưu.
Con Tỳ hưu hiện tại có cánh, 1 hoặc 2 sừng, có bán ở các cửa hàng đồ Phong thủy . Vật liệu chế tác càng quý càng giá trị. Thường người ta làm bằng ngọc, đá cấm thạch, đá trắng hoặc xanh, bằng sừng, to nhỏ tùy theo nơi đặt nó. Con vật cần đứng trên những đồng tiền vàng hoặc các nén vàng bạc cổ thời xưa, hoặc trong bring chứa tiền vàng. Con Tỳ hưu luôn đặt đầu hướng ra cửa. Nó giúp chủ yếu thịnh tài, nhưng có cả trừ tà. Cũng có ý kiến cho rằng Tỳ hưu có con đực và con cái, đực thì có 1 sừng, gọi là Tỳ tà – chuyên để trừ tà, còn con cái thì có 2 sừng, gọi là Thiên lộc – chuyên hút tiền bạc giữ của, vì vậy khi đặt Tỳ hưu thì nên đặt cả đôi để vừa trừ tà, vừa thịnh tài. Theo tác giả thì Tỳ hưu là con vật linh biếu tượng của thần giữ của và trừ tà. Đặt 1 con hay 2 con đều được, tùy theo vị trí đặt cân 1 hay 2 con mà thôi. Tỳ hưu được kích hoạt (còn gọi là khai quang hay linh hóa) thì tính linh hoạt sẽ mạnh.
Tác giả đã đặt cho một nhà một Tỳ hưu đá ngồi trông ra cửa chính của nhà . Hình mẫu này do tác giả lựa chọn và đặt hàng nơi thợ khắc đá. Tỳ hưu có vùng ngực to, miệng ngậm một dải tiền cổ, chân đặt lên đồng bạc cổ. Tỳ hưu đã được kích hoạt rất cẩn thận. Sau khi đặt Tỳ hưu tại vị, tác giả có yêu cầu người khai mở mắt thần khảo sát hoạt động của Tỳ hưu. Người này cho biết Tỳ hưu đang hút mạnh Khí trắng trong vào miệng. Đến vùng ức và vùng bụng thì Khí chuyển thành màu vàng. Vậy bạn đọc có nghĩ rằng Tỳ hưu đang hút vàng không? Nhưng gia chủ thì rất sung sướng. Vậy nêu bạn đọc muốn đặt Tỳ hưu cho nhà mình thì nhớ sao cho có vùng ức nở căng mới tốt.
2) Đồng tiền cổ (hay đồng tiền Ngũ đế):
Người Trung Quốc thường treo một số đồng tiền cổ thời Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh ở cửa nhà để cầu tài. Ở ta có thể treo đồng tiền thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái cũng có thể coi là những đông tiền cổ. Hình 7.28 giới thiệu một số dạng đồng tiền cổ.
3) Quả cầu thuỷ tinh:
Quả cầu thủy tinh đặt ở góc tụ tài trong nhà sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình thu tài.
4) Voi
Nhà gần sông hồ, đặt tại góc tụ Tài một tượng voi sao cho vòi chĩa ra sông hồ đế thu thủy. Thu thủy cũng là thu Tài, nên voi cũng được coi là một Phù tượng cầu Tài. Voi được chế tác bằng đá trắng, một chân đặt lên đồng bạc cổ. Voi cũng được kích hoạt rất cẩn thận. Sau khi đặt tại vị, người khai mở nhãn thần cho biết đã nhìn thấy voi hút nước rất mạnh, và thấy cả mặt nước lung linh dưới chân voi.
5) Cóc 3 chân
Theo truyền thuyết cóc 3 chân (còn gọi là Thiềm Từ) chính là hoá thân của Tiên nữ Hằng Nga. Do mắc tội mà bị phạt biến thành cóc. Cóc này có thể phun ra vàng bạc, nên người đời tôn thờ như biểu tượng cầu tài. Cóc 3 chân (hình 7.31) được chế tác với các chất liệu khác nhau, thường làm bằng đồng, có thể bằng đá, nhựa, gồ v.v. Cóc thường ngồi trên những đồng tiền và ngậm đồng tiền. Cóc 3 chân đặt ở góc tụ tài, đầu hướng ra ngoài nhà.
6) Lân
Lân là con vật truyền thuyết có từ cách đây hàng ngàn năm. Người đời chưa ai nhìn thấy Lân, nhưng vẫn tin rằng nó đang tồn tại ở một xứ rất xa xôi nào đó. Người đời hình tượng nhiều kiểu dáng Lân, nhưng chung quy lại, Lân có hình gần giống sư tử: có bờm, có móng vuốt, có đuôi. Người ta chế tác Lân từ các chất liệu khác nhau. Có thể là gốm, đá khối hay gồ. Lân được xếp vào hàng thú Tứ linh (Long Lân Quy Phượng – Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng). Trước cửa những tòa nhà lớn, cổng doanh nghiệp hoặc nhà xưởng người ta thường đặt một đôi Lân , một đực một cái với ý nghĩa vừa giữ được tiền vừa giữ được người tài. Con đực to hơn, một chân đặt lên viên ngọc tượng trưng cho giữ tiền của. Con cái nhỏ hơn, một chân đặt lên con Lân nhỏ tượng trưng cho giữ người tài. Ngoài ý nghĩa cầu Tài, một đôi Lân đặt ở cửa nhà cũng làm cho cảnh quan công trình thêm đẹp. Người ta còn đặt Lân trong nhà để cầu con.
3) Đôi cá “Niên niên hữu dư”
Đôi cá Niên niên hữu dư với nghĩa là năm nào cũng dư dật. Theo chữ Trung Quốc chữ Ngư (cá) đồng âm với chữ Dư nên mới có cụm từ “Niên niên hữu dư”. Người ta treo đôi cá trong nhà với mong muốn cầu tài. Có thể đôi cá được làm bằng các chất liệu khác nhau rồi có dây treo. Cũng có thể là tượng đôi cá, bức tranh đôi cá, hoặc bức tranh rất nhiều cá nhưng chỉ có 2 loại cá khác nhau.
8) Thần Tài
Tương truyền Thần Tài chính là Triệu Công Minh, một người ở Trung Nam Sơn, ấn cư tu luyện thành Thần, được Ngọc Hoàng Đại Đế phong là Chính nhất Huyền Đàn nguyên sư, nên còn có tên là Triệu Huyền Đàn. Ngài có dung mạo hung dữ, râu rậm, đầu đội mũ sắt, cưỡi hổ đen, nên còn gọi là Hắc Hồ Huyền Đàn. Ngài có chức trách trừ ôn diệt ác. Nhờ thờ ngài mà có được tài nên dân gian coi ngài là vị Thần Tài.
Sau này tượng Thần Tài người ta chế tác nhiều loại hình khác nhau chứ không chỉ có Triệu Huyền Đàn. Nhiều nơi thờ Quan Vân Trường như là một Thần Tài. Chất liệu có thể là đồng, gốm, đá, gỗ… Người ta đặt Thần Tài vào góc tụ tài trong nhà để cầu tài. Cũng có thể đặt trong am thờ Thần Tài tại các cửa hàng. Chỗ đặt am thờ Thần Tài phải yên tĩnh, chắc chắn, tránh nắng chiếu và gió thổi vào, tránh lối người qua lại.
Chú ý: Cầu Tài là việc làm chính đáng, vì dân giàu thì nước mạnh. Nhưng cầu Tài phải đi đôi với nỗ lực bản thân cao. Tất cả do ta quyết định, các Phù linh thú linh vật không tự mang Tài về cho ta. Cũng không nên để cầu Tài biến thành tham vọng, vì tham vọng sẽ dẫn đến thủ đoạn ích kỷ, cơ sở của tham nhũng và phạm tội.