Dùng Phù nhân tạo để trấn an, biến hung thành cát. Phù nhân tạo rất phong phú về loại hình. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các loại Phù sau :
1) Phù Tượng
Phù tượng có thể là tượng Đức Phật hay các Thánh Thần (như tượng Quan Công, tượng Phúc Lộc Thọ…), có thể là các linh thú, như Long Ly Quy Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng), hoặc hổ, chó, cóc v.v. Các tượng này có thể làm bằng đá, gỗ, đất sét nung, vôi xi-măng cát. Các Phù linh thú như rồng thường được đặt trên mái hoặc tại cửa ra vào đình chùa, vừa là trang trí, vừa điều chỉnh khí vào nhà. Do tượng có hình uốn khúc thân rồng, nên sẽ tạo được dòng khí trên mái và thềm rồi vào nhà theo nguyên lý “khúc hữu tình”, làm tăng thêm phần sinh khí vào nhà. Người ta cũng có thể đặt hai bên nhà tượng rồng và hổ: bên trái đặt tượng rồng, bên phải tượng hổ (tả thanh long hữu bạch hổ) để điều chỉnh khí. Đặt tượng chó đá ở cổng nhà có thể trừ tà v.v.
Hình dưới là một tượng bạch hổ và tượng rồng. Tượng bạch hổ có thể đặt bên phải cửa nhà, phối với bể nuôi cá ở bên trái nhà, tạo thành cặp Tả Thanh long Hữu Bạch hổ có tác dụng tụ và điều tiết Khí. Tượng rồng đá có thế đặt tại cửa ra vào các đình chùa, có tác dụng điều tiết Khí rất tốt.
2) Phù trạm khắc đả
Thường là các phiến đá khắc rồng mây hoặc các phiến đá khắc chữ. Khi trạm khắc hình và chữ trên đá với tâm ý sẽ dùng để hoá giải việc gì đó thì ý nghĩ của người thợ sẽ tạo được khí lực tụ vào sản phẩm của mình. Còn khi trạm khắc chỉ với tâm ý bán sản phấm, thì sản phẩm này chỉ có giá trị điều chỉnh trường khí theo hình trạm khắc mà thôi (thí dụ khí tự nhiên sẽ lượn theo hình uốn của rồng, mây để tách Khí theo nguyên lý “Khúc hữu tình”).
Hình dưới là một Phù trạm khắc đá có tên là Hoàng khứ tà. Phù này do nhà Khí công học Hoàng Thế Lâm chế tác. Phù này có kích thước nhỏ, có thể bỏ túi hoặc đặt trong nhà, trong xe, nhưng tính linh nghiệm rất cao. Có thể dùng để hộ thân, trừ tà, an toàn giao thông.
3) Phù linh vật
Phù này có nhiều loại, có thể phân ra như sau:
a) Phù đất sét nung : Có thể là ngói mũi hài, ngói có vẽ hình, gạch có hình trang trí v.v. Cũng có thể là các linh thú. Loại này có thể làm từ chất liệu đất sét nung hoặc xi măng cát. Các sản phẩm này thường có những chữ hoặc đồ án cát tường, được tạo bởi nhiều đường gấp khúc, đường cong hình chữ S theo nguyên lý của Hà đồ và Lạc thư. Sản phấm Phù loại này thường dùng đặt trên viền mái nhà, trang trí trên tường, cổng vào nhà, treo trong nhà hoặc để trên bàn tùy từng loại. Nó cũng có tác dụng khứ tà và điều chỉnh dòng khí tác động vào các đường cong hình dáng của sản phẩm.
b) Phù đồ gốm: Phù đồ gốm có thế là các linh thần, linh thú, bình rượu hình quả bầu tiên, các linh vật, nắp bình có hình vẽ với nhiều nét uốn cong v.v. Người ta thấy rằng một bình ngâm rượu có nắp vẽ hình Phù (hình 7.5) thì rượu ngấu nhanh hơn bình không vẽ Phù.
c) Phù đồ đồng: Như các tượng đồng, chuông gió, kiếm đồng có trạm hình sao hoặc chữ, các mâm đồng có trạm khắc (hình 7.6) v.v. Các sản phấm này thường được đặt ở cửa nhà, trước lối ra vào nhà hoặc cửa sổ để hóa giải hướng cửa nhà.
4) Phù tranh vẽ
Những tranh do người có công lực vẽ cũng có tác dụng thu khí hoặc thanh lọc Khí. Có rất nhiều loại tranh, phần lớn là dòng tranh Phật, như tranh Mandala, tranh Ngọc hoàng Thượng Đế, hay các Phù tranh Tiên Thần dùng trong chấn trạch. Thí dụ: trong phòng khách treo tranh Ngọc hoàng Thượng đế có thể thu thanh khí vào nhà (hình 7.7). Tranh này do họa sỹ Trịnh Yên, thuộc họa sỹ dòng Phật vẽ, có công lực rất mạnh.
5) Phù giấy vẽ
Phù giấy vẽ là loại phù được vẽ hình hoặc viết chữ trên giấy. Có nhiều loại rất phong phú với nhiều chức năng khác nhau. Loại Phù này do những người có công năng và quyền năng cao vẽ ra để dùng vào một mục đích nào đó, thí dụ dùng để chấn trạch, hộ thân, cầu tài lộc, chữa bệnh v.v. Khi vẽ các Phù này, người vẽ đã truyền công lực vào Phù, làm cho bức vẽ trở nên có công lực. Sức mạnh và độ bền hoạt động của Phù phụ thuộc vào công quyền năng của người vẽ. Có rất nhiều Phù giấy vẽ vẫn lun truyền ứng dụng, nhưng không rõ tác giả Phù là ai.
Hình 7.8 là một Phù trấn trạch, dùng để dán cửa nhà có thể cầu bình an, khử tà. Hình 7.9 là Phù thương mại có 7 chữ Khẩu xếp theo đồ Thất tinh, công dụng giúp buôn may bán đắt, ăn nói lợi khẩu, có thể để trong người hoặc ngăn bàn tính tiền.
6) Phù Bát quái đồ
Phù Bát quái đồ cũng thuộc thế loại phù tranh vẽ hoặc phù giấy vẽ. Phù Bát Quái Đồ rẩt phong phú, có rất nhiều loại hình do nhiều tác giả khác nhau tạo nên, nhưng đều có chung một cơ cấu trong Phù là Đức Phật, các Tiên Thần, Tiên Thiên Bát Quái hoặc Hậu Thiên Bát Quái. Thí dụ hình 7.10 là Phù Bát quái Tây Tạng dùng để trấn trạch (treo trong nhà) hoặc hộ thân (mang bên mình). Trong phù có hình Đại Bi Quan Thế Âm tọa ở giữa, biểu tượng của Từ Bi, bên phải là Văn Thù Bồ Tát, biểu tượng của Trí huệ, bên trái là Kim Cương Bồ Tát, biểu tượng của Dũng mãnh. Trong Phù còn có Thập nhị Địa Chi, Hậu Thiên Bát Quái… Phù này dùng vào mục đích chính tâm thì sẽ rất linh ứng. Phù này đã được lưu truyền ở Tây Tạng từ thế kỷ XVII. Tác giả đã dùng Phù này treo trong ngôi nhà đang xây đê hóa giải việc khởi công động thổ vào giờ rất xấu. Kết quả thấy hiệu nghiệm tốt.
Phương thức dùng Phù:
Dù loại hình Phù là gì thì khi chế tạo nó, tính linh nghiệm của sản phẩm có được là nhờ công lực của người làm nó tụ vào theo nguyên lý “ý đảo, khí đảo, ỉực đáo”(ý nghĩ đến, khí đến, lực đến). Vì vậy tính linh nghiệm của Phù phụ thuộc vào mức công lực của người tạo ra nó. Đặc biệt đối với Phù chữ viết thì điều này càng thể hiện rõ: Khi một người viết một Phù chữ viết (có thế viết lên giấy, lên đá, lên đồ đồng…) thì ý nghĩ của người viết sẽ truyền năng lượng Khí vào nét chừ với một công lực nhất định. Nói cách khác, viết chữ là tích Khí vào Phù, hay là yểm lực vào Phù. Vì vậy, sản phẩm Phù này sẽ có công hiệu trong một thời gian nhất định.
Tuỳ theo mức công lực của người viết Phù, sản phẩm của họ có thể linh nghiệm khoảng vài tháng đến hàng chục năm hoặc lâu hơn. Nếu sản phẩm Phù lại được kích hoạt (linh hóa) thì thời gian linh nghiệm của nó có thế rất lâu dài. Điều đó cho thấy khi sử dụng Phù phải tìm người càng có công lực cao càng tốt. Công lực ở đây không phải là thần bí, mà là kết quả công phu luyện công. Các nhà khí công hay các thiền sư, qua rèn luyện công phu, họ có thể phát khí lực khá mạnh. Nếu họ viết Phù thì Phù sẽ có công hiệu cao. Cần nhớ rằng, mọi Phù chỉ có công lực khi người viết có tâm thiện, và làm việc này không vì một tham vọng cá nhân nào cho mình. Đức Phật dạy rằng, sử dụng được chân tâm sẽ có sức lực vạn năng ,
Đối với các Phù trạm khắc đá, người trạm khắc có thể hoàn toàn không có công lực gì. Sản phẩm của họ làm ra đơn thuần chỉ là một sản phẩm hàng hóa trạm khắc đá. Muốn có công lực theo mong muốn thì cần phải có thêm một công đoạn tạo công lực cho nó. Đó là: người có công lực phải tự tay viết lại trên đường nét chạm khắc của sản phẩm cùng với tâm ý định dùng cho việc gì. Khi đó công hiệu của Phù sẽ được truyền từ tay người viết theo nguyên tắc “ý đáo, khí đáo, lực đáo”. Ta gọi đây là công đoạn tạo công lực cho sản phẩm, hay là công đoạn kích hoạt sản phẩm. Án sức mạnh của sản phẩm phụ thuộc vào thang bậc công lực của người viết phù.
Các Phù tranh vẽ và Phù giấy vẽ có thể được người làm Phù vẽ bằng tay trên giấy hay vẽ trên máy vi tính. Dù khi vẽ bằng tay hay bằng máy vi tính thì công lực cùa người làm cũng vẫn truyền vào Phù. Tuy nhiên nếu vẽ trực tiếp bằng tay thì công lực được truyền trực tiếp vào nét vẽ hay nét chữ nên phù có công hiệu ngay. Còn khi vẽ bằng máy vi tính thì công lực truyền qua máy, lại phải qua công đoạn in ra, nên có bị ảnh hưởng. Phù này cần có thêm công đoạn kích hoạt sản phẩm sau khi in. Người làm Phù sẽ biết phải kích hoạt như thế nào.
Còn vấn đề màu mực và màu giấy in: Màu mực vẽ, viết hoặc in có thể là màu đen, màu đỏ hoặc hồn hợp nhiều màu. Ta gọi chung là màu của Phù. Giấy in có thể có các màu khác nhau, gọi là màu của Nền. Giữa màu của Phù và màu của Nền nên có quan hệ ngũ Hành tương sinh.
Hành của các màu như sau: – Màu xanh hành Mộc – Màu đỏ hành Hỏa – Màu trắng hành Kim – Màu vàng hành Thô – Màu đen hành Thuỷ. Quan hệ sinh khắc giữa các Hành được thể hiện trên hình dưới
Hành của màu Nen phải sinh cho màu của phù mới tốt. Hoặc màu của Phù khắc màu của Nền cũng tốt. Nần khắc Phù hoặc Phù sinh cho Nen (bị tiết khí) đều là xấu. Thí dụ: Phù vẽ màu đen (Thuỷ) thì nên in trên giấy màu trắng (Kim) để được Kim sinh Thuỷ, hoặc in trên giấy màu đở (Hoả) để được Thuỷ khắc Hoả là tot. Neu in trên giấy màu xanh (Mộc) Phù sẽ bị tiết khí (Thuỷ sinh Mộc) là không tốt, hoặc in trên giấy màu vàng (Thổ) thì Nền sẽ khắc Phù (Thổ khắc Thuỷ) cũng không tốt.
Nền của Phù có thể chọn như sau : – Màu trắng: khi làm Phù trấn trạch, hộ thân, trừ tà, giải kết. – Màu vàng (hoàng kim): khi làm Phù cầu tài, cát tường. – Màu đỏ: khi làm Phù hòa giải tình cảm, hòa hiệp… – Màu lam đậm: khi làm Phù mang tính hàng phục, điều khiển.
1 comment