Bàn thờ và Bếp có vai trò quan trọng trong ngôi nhà. Thực tế cho thấy bàn thờ ảnh hưởng lớn đến làm ăn thịnh vượng của gia chủ, còn bếp thì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà, nhất là bà chủ. Do đó bàn thờ và bếp phải đặt đúng vị trí và đúng hướng. Nếu không đạt yêu cầu thì phải điều chỉnh lại.
1/ Phòng thờ và bàn thờ cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Bàn thờ phải tọa ở cung tốt, hướng về phương tốttheo mệnh chủ. Nếu không được cả tạo và hướng thì chọn hướng tốt, nghĩa là bàn thờ cần trông theo các phương có du niên tốt : Sinh khí, Thiên y, Phúc đức và Phục vị.
+ Phòng thờ phải thoáng mát, không được nóng.
+ Phòng thờ phải hơi tối, không được sáng quá.
+ Phòng thờ không đặt dưới nhà vệ sinh và dưới phòng khách.
+ Không đặt bàn thờ trong gian bếp.
+ Không đặt áp tường nhà tắm hoặc nhà vệ sinh, cũng không được trông vào cửa nhà WC.
+ Bàn thờ cần đặt vào góc tối của phòng, không đặt trên hoặc dưới cửa sổ hay cửa ra vào.
+ Không treo đèn điện ngay trên bàn thờ. Đèn thờ quả nhót không được coi là lửa vì không châm được hương.
+ Bàn thờ kỵ phía sau trống trải.
+ Tối kỵ để gió và nắng chiếu thẳng vào bàn thờ.
+ Bàn thờ được đặt vào góc tụ tài thì tốt.
+ Bàn thờ phải được kê chắc chắn, bát hương phải luôn tịnh, không rung động.
Các bạn cần kiểm tra lại phòng thờ và bàn thờ nhà mình, nếu phạm vào các điều trên thì phải điều chỉnh lại ngay. Trên bàn thờ không được để tượng thú dữ như hổ, sư tử, không được để giáy tờ cũ nát. Bàn thờ có thể để ở bất cứ tầng nào trong nhà, không nhất thiết phải đặt trên tầng thượng.
2/ Trang bị trên bàn thờ gia tiên: Cần có tối thiểu những đồ vật sau :
+ Một hoặc ba bát hương
+ Bộ đỉnh đồng và cây nến đồng
+ Chén đựng nước
+ Cốc nến để thắp nến
+ Hai cây đèn đỏ trang trí (không bật)
+ Hai khối vàng mã màu đỏ đặt hai bên
+ Ống cắm hương
+ Lọ cắm hoa
+ Khay đĩa đặt đồ lễ.
3/ Trang bị trên bàn thờ Phật: Cần có tối thiểu những đồ vật sau :
+ Một bát hương
+ Chén đựng nước
+ Cốc nến để thắp nến
+ Hai cây đèn đỏ trang trí (không bật)
+ Khay đĩa đặt đồ lễ chay.
+ Tượng Đức phật hoặc bài vị. Có thể thờ Phật tổ Như lai, Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát hoặc đức Phật nào mình muốn thờ (tùy tâm gia chủ).
Ghi chú: Tượng phật và bát hương phải nhờ nhà chùa linh hóa cho, sau đó chọn ngày tốt rước về để lên bàn thờ. Trong bát hương phải có Dị hiệu ghi rõ tên gia chủ và tên người được thờ. Xem thêm : Cách bốc bát hương cho nhà mới đúng cách.
4/ Cơ cấu bàn thờ :
Trong một gia đình có thể có bàn thờ Phật và bàn thờ Gia tiên (thờ Thần linh, Thổ công và Gia tiên) hoặc chỉ có một bàn thờ gia tiên.
+ Trên bàn thờ gia tiên có thể đặt một hoặc ba hoặc nhiều bát hương. Nếu ba bát hương thì bát thờ Thần linh và Thổ công đặt ở giữa, bát thờ Gia tiên đặt bên trái hướng bàn thờ, bát bên phải thờ tất cả bà cô, ông mãnh nội tộc (là những người trong nội tộc chết trẻ mà không có ai thờ cúng). Cũng có thể bốc thêm bát hương để thờ ai đó riêng.
+ Trên bàn thờ Phật chỉ đặt một bát hương.
+ Bàn thờ Gia tiên thường chỉ thờ nội tộc tức họ nhà chồng. Tuy nhiên cũng có thể thờ cả bên họ ngoại nếu có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng, sau đó thắp hương kính cáo Thần linh, Thổ công và Nội tộc được biết ý định của mình. Nếu thờ cả bên ngoại thì các bát hương thờ bên Nội đặt cả ở bên trái hướng bàn thờ, bên Ngoại đặt cả ở bên phải hướng bàn thờ (tả Nội hữu Ngoại). Số lượng bát hương tùy nhu cầu thờ mà quyết định, không nhất thiết phải là số lẻ.
5/ Đặt bàn thờ trong nhà thế nào?
Có thể đặt bàn thờ Phật riêng hoặc chung với bàn thờ Gia tiên. Khi đặt chung thì có hai phương án đặt bát hương như sau :
+ Bát hương thờ Phật đặt phía sau bát hương thờ Thần linh và Thổ địa nhưng đặt cao hơn.
+ Đặt khu vực thờ đức Phật riêng bên tráibàn thờ, nhưng khu vực này phải cao hơn mặt bàn thờ Gia tiên khoảng 10-15cm.
1 comment